Bạn cần một chiếc ống nhòm để ngắm nhìn các khung cảnh đẹp trong mỗi chuyến đi, xem các đêm nhạc của thần tượng mà bạn thích, hay chiêm ngưỡng những hiện tượng thiên văn kỳ thú. Vậy còn chần chờ gì nữa mà không tự làm cho mình một chiếc ống nhòm để thỏa chí với niềm đam mê của mình? Bài viết dưới đây của ShopTech sẽ hướng dẫn cách làm ống nhòm đơn giản, chất lượng, hiệu quả. Hãy đọc kỹ và thực hiện theo nhé!
1. Cách làm ống nhòm – Sơ lược về ống nhòm
Có rất nhiều cách làm ống nhòm khác nhau mà bạn có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, rất nhiều người tự làm ống nhòm nhưng sau khi quan sát thì ảnh lại bị ngược chiều. Do đó, làm ống nhòm khó nhất là phải kiếm được bộ lăng kính đảo ảnh và tìm cách gá lắp nó vào hệ quang sao cho chuẩn xác nhất. Điều bạn cần phải chú ý đó là hiểu được nguyên lý hoạt động sơ lược của một chiếc ống nhòm để từ đó tìm ra một tỉ lệ tương thích giữa các thông số nhằm tạo ra một chiếc ống nhòm chuẩn xác, chất lượng nhất.
Ống nhòm là gì?
Ống nhòm hay còn gọi là ống ngắm dùng để quan sát các vật thể từ xa bằng cách phóng đại chúng lên. Bạn có thể sở hữu một chiếc ống nhòm bằng cách mua tại các cửa hàng kính thiên văn hoặc tự làm để thỏa trí tò mò của bản thân bằng cách tìm hiểu các vấn đề liên quan.
Cấu tạo của ống nhòm
Cấu tạo của ống nhòm cũng rất đơn giản gồm một hệ thống hai thấu kính hội tụ được đặt đồng trục nhau, khi thiết kế gọi là vật kính và thị kính. Trong đó, chi tiết các bộ phận sẽ bao gồm: vật kính, ống kính, khe vít, bộ phận chỉnh nét, trục ống, thang đo độ, thị kính…
Vật kính có ứng dụng như tiêu cự F1 rất dài lên đến mấy mét, phần này thường sẽ có đường kính lớn, vật kính đưa ra hình ảnh vật thể quan sát từ xa và đóng vai trò phóng đại hình ảnh ta cần xem.
Thị kính thì được thể hiện như tiêu cự F2 sẽ ngắn đến vài cm và được sử dụng như kính lúp.
Lăng kính sẽ nằm phía bên trong ống nhòm với nhiệm vụ đảo chiều vật thể từ trạng thái ngược về trạng thái bình thường có thể nhận ra dạng vật thể rồi chuyển vào vật kính. Riêng đối với lăng kính có 2 loại bố trí trong chiếc ống nhòm là: Roof và Porro.
Nguyên lý hoạt động của ống nhòm
Về cơ bản, ống nhòm chỉ là hai kính thiên văn đặt cạnh nhau. Do đó, nguyên lý hoạt động của một chiếc ống nhòm cũng tương tự như cách hoạt động của một chiếc kính thiên văn. Ống nhòm hoạt động dựa trên nguyên lý tính thời gian mà chùm tia lazer được trang bị nơi máy chạm vào vật cần đo và đi ngược lại. Dựa vào thời gian này mà tính được khoảng cách của vật, hay tượng cần quan sát.
2. Cách làm ống nhòm nhìn xa sắc nét, chuẩn xác
Chuẩn bị nguyên vật liệu
Để làm được một chiếc ống nhòm hoàn chỉnh thì bạn cần chuẩn bị những nguyên vật liệu như: một tròng kính viễn thị dùng để làm thị kính, một kính lúp, ống nhựa PVC dùng làm thân ống và thị kính, thanh gỗ chắc chắn, băng keo 2 mặt dạng xốp, tấm bìa cứng, một số loại ốc vít, …
Phương thức thực hiện
Khi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu rồi thì cách làm ống nhòm sẽ hết sức đơn giản. Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải nhớ đặc điểm mấu chốt quyết định một chiếc ống nhòm có thể hoạt động ổn định được hay không đó là phải đảm bảo được vật kính và thị kính cùng nằm trên một chục đường thẳng. Đây là nguyên lý hoạt động cũng như là nguyên lý thực hiện một chiếc ống nhòm căn bản.
Xác định loại kính cần làm
Bước đầu tiên trong cách làm ống nhòm đó là bạn cần xác định được loại kính mà mình sẽ làm là kính phản xạ hay kính khúc xạ. Từ đó tiến hành thiết kế vật kính và thị kính sao cho phù hợp nhất. Bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn cách làm kính thông dụng nhất là kính khúc xạ.
Chuẩn bị nguyên liệu thích hợp với loại kính muốn làm
Đảm bảo việc chuẩn bị không gian thực hiện cũng như nguyên vật liệu được khuyến nghị phù hợp với loại kính muốn làm. Bạn có thể chuẩn bị những nguyên vật liệu: thị kính, vật kính, giá đỡ, chỉnh nét, … cùng các phụ kiện khác: kéo, kìm, băng keo hỗ trợ cố định, ốc vít phù hợp, …
Vật kính bạn nên sử dụng là kính mắt viễn 1 độ (f1 = 100cm đường kính 6cm). Thấu kính đơn không nên chọn để làm vật kính vì hiệu quả mang lại không đảm bảo. Có thể mua dễ dàng ở các cửa hàng kính mắt. Độ (diop) là nghịch đảo của tiêu cự ví dụ: 1 độ kính sẽ có tiêu cự 100cm, 2 độ tiêu cự là 50 cm.
Thị kính nên sử dụng kính lúp gấp. Có thể thay bằng các thấu kính trong thiết bị quang học như: máy ảnh cũ, máy quay phim…
Chuẩn bị giá đỡ chuyên dụng hơn là chế từ những nguyên liệu có sẵn nhằm đảm bảo chất lượng khi sử dụng. Giá đỡ kính cứng cáp, chắc chắn cũng sẽ khiến ống nhòm có được hình ảnh chuẩn xác hơn. Ở bước 2 bạn đã phải lắp vật kính vào giá đỡ. Ở bước này bạn cần đảm bảo ghép đúng các mặt thấu kính lại với nhau.
Làm ống kính cho ống nhòm
Ở bước này, bạn cần chuẩn bị những ống nhược PVC có kích cỡ khác nhau sao cho thật khớp với thị kính. Chú ý khi chuẩn bị độ dài cho ống kính, độ dài thông thường cho ống kính sẽ là 53cm. Khi cắt ống cần đảm bảo đường cắt thẳng và vuông góc để cho việc lắp ghép được tiện lợi và chính xác hơn.
Phần ống gồm 2 phần: đoạn Φ60 dài khoảng 90cm và co giảm bậc từ Φ60 xuống 34 (hoặc 42). Việc này dễ dàng gắn ống chỉnh tiêu cự vào.
Một ống nối thẳng Φ60, dùng để giữ vật kính. Ống chính Φ60 và băng keo xốp hoặc bìa cứng lót ở trong sẽ chặn và giữ vật kính nằm ở giữa.
Ống chỉnh tiêu cự là ống Φ27, dài > 15cm. Một đầu dán nên lớp băng keo để tránh ống bị tuột ra ngoài khi tinh chỉnh tiêu cự. Băng keo xốp hai mặt quấn nhiều lớp trên ống Φ27 sao cho vừa khít đầu Φ42 của co giảm. Mặt trong cùng giữ lớp giấy trơn để ống 27 thay đổi dễ dàng trên lớp băng keo
Tiếp bạn lấy mẫu ống 21mm đã chuẩn bị từ trước và quấn băng keo trong lên. Mục đích tăng đường kính ống đến khi nhét vừa khít vào ống 27. Cho toàn bộ mẫu ống 21 đã quấn keo vào hẳn trong ống 27. Đầu ống 21 nằm sâu cách miệng ống 27 khoảng 5mm, sau đó lắp thị kính vào. Hoặc có thể làm ống chặn này bằng bìa cứng hoặc băng keo xốp.
Cố định ống nhòm
Khi bạn đã ghép thị kính vào ống đảo ảnh gương chéo 90 độ, hãy siết chặt vít để ống nhòm có độ chắc chắn nhất định. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải làm một chiếc giá đỡ bằng gỗ cho ống nhòm gồm: 2 miếng dài làm bệ gắn kính và 1 miếng ngắn làm đáy bắt ốc vào nắp nhựa Φ60 của ống nhòm tự chế.
Lưu ý khi bắt vít chân ống vào gá đỡ bạn cần phải xác định kỹ trọng tâm của ống kính, quan sát các vật từ xa để điều chỉnh độ cân bằng. Đây chính là bước quan trọng giúp cho tầm nhìn của một chiếc ống nhòm được ổn định.
Kiểm tra và điều chỉnh
Bước cuối cùng trong cách làm ống nhòm chính là bạn cần kiểm tra lại cách lắp đặt có chuẩn xác hay không bằng cách quan sát các vật thể ở xa và điều chỉnh sao cho chuẩn xác nhất. Nếu khi bạn quan sát thấy ánh sáng bị lóa hay chất lượng quan sát giảm thì vấn đề có thể nằm ở lòng ống kính. Giải pháp khắc phục đó là bạn chỉ cần lắp thêm vòng tránh sáng. Thông thường, ống kính chống nhòe, chống lóa thì ngay từ ban đầu đã được tráng phủ một lớp men quang học. Bạn cũng có thể chà nhám lòng kính cũng mang lại hiệu quả tương tự.
3. Cách bảo quản ống nhòm
Sau khi đã tự làm được một chiếc ống nhòm hoàn chỉnh rồi thì các bản cũng cần biết cách bảo quản chúng một cách hợp lý để kéo dài tuổi thọ cho nó.
Đựng ống nhòm trong hộp
Khi không sử dụng, bạn nên đựng ống nhòm vào trong hộp có đệm lót cẩn thận nhằm giảm thiểu bụi bặm cũng những va đập khó tránh từ bên ngoài.
Không để ống nhòm tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời
Không nên để ống nhòm tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài vì nhiệt độ cao sẽ có khả năng làm hỏng ống nhòm.
Lau mắt kính cẩn thận và thường xuyên
Hãy lau mắt kính thường xuyên khi thấy xuất hiện bụi bẩn nhằm ngăn chặn tối ta lớp bụi có thể lọt vào bên trong ống kính rất khó vệ sinh. Bạn có thể hà hơi vào mắt kính và sử dụng chất làm sạch mắt kính như Lens Pen. Dùng vải lau kính hoặc khăn, nhẹ nhàng lau sạch các vết bẩn còn dính trên mắt kính.
Trên đây là những chia sẻ của ShopTech về cách làm ống nhòm chuẩn xác. Việc tự làm ống nhòm chỉ thích hợp cho những ai thích khám phá, tìm tòi, muốn tự tay làm cho mình một chiếc ống nhòm để thỏa chí với những đam mê của bản thân. Bởi điểm bất lợi trong quá trình tự làm ống nhòm đó là không đảm bảo được độ chuẩn xác khi thực hiện. Tuy nhiên, với những người đam mê thiên văn học, thì đây cũng là một trải nghiệm mới lạ, không gì tuyệt vời hơn khi sử dụng thành quả của chính mình làm ra đúng không nào?
Hy vọng với những chia sẻ trên, các bạn hoàn toàn có thể tự làm được một chiếc ống nhòm hoàn chỉnh cho bản thân hay có thể dùng để tặng cho bạn bè, người thân thì đó quả là một món quà vô giá. Chúc các bạn thành công!