Ống nhòm nhìn xa bao nhiêu

Ống nhòm nhìn xa bao nhiêu

  • Đã bao giờ bạn thắc mắc rằng với đôi mắt của mình thì có thể nhìn ra bảo nhiêu chưa?. Với câu hỏi này thì chắc hẳn nhiều người vẫn còn đang lúng túng chưa biết trả lời như thế nào, điều này cũng dễ hiểu thôi bởi vì đối với khoảng cách mắt thường khi nhìn khuôn mặt của một người khác ở ột khoảng cách 60m thì bạn hoàn toàn không thể nhìn thấy nhưng khi bạn nhìn 1 vật như tòa nhà cao tầng ở khoảng cách 4km thì bạn hoàn toàn có thể nhìn thấy được hoặc xa hơn nữa khi bạn nhìn những ngôi sao trên trời  xa chúng ta hàng tỉ tỉ km. Điều này còn phụ thuộc vào đối tượng mà chúng ta nhìn to hay nhỏ. Vậy với ống nhòm thì nó cũng thế cũng sẽ phụ thuộc vào đối tượng cũng như vật mà mình nhìn.

1- Độ phóng đại của ống nhòm

– Để có thể nhìn 1 vật với 1 khoảng cách xa nào đó thì yếu tố quan trọng là độ phóng đại của ống nhòm. Đối với mắt thường được hiểu là độ phóng đại 1x hay không có độ phóng đại, với ống nhòm sẽ có rất nhiều những độ phóng đại khác nhau và sau mỗi độ phóng đại thường có chữ “x”. Vậy chữ “x” được hiểu như thế nào? ví dụ như 1 chiếc ống nhòm có độ phóng đại 10x tức là nó có khả năng quan sát vật thể gấp 10 lần mắt thường.

 

– Nói nôm na 1 cách dễ hiểu thì khoảng cách tối đa 1 vật mà khi nhìn qua ống nhòm là bằng khoảng cách tối đa của vật đó nhìn bằng mắt thường nhân với độ phóng đại của ống nhòm. Ví dụ với mắt người bình thường tất nhiên là không bị cận thì nhìn rõ được mặt người trong phạm vi 50m thì với ống nhòm có độ phóng đại 10x lần thì bạn có thể nhìn thấy mặt người trong phạm vi 500m. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố điều kiện thời tiết  và cũng như chất chượng của ống nhòm.

 

 

– Điều cần lưu ý khi sử dụng ống nhòm, chúng ta đừng quá chú trọng vào thông số của ống nhòm vì khi độ phóng đai càng cao thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tầm nhìn, giảm sút chất lượng quang học cũng như gia tăng độ khó khi sử dụng ống nhòm. Vì với độ phóng đại cao thì hình ảnh sẽ cực kì bé rà rung, với phản xạ của tay người thì cho dù hình ảnh có nét đến mấy thì cũng rất khó để quan sát.

2- Đường kính vật kính của ống nhòm

 

 

– Ngoài độ phóng đại của ống nhòm thì điều quan trọng không thể thiếu quyết định ống nhòm nhìn xa được bao nhiêu đó là đường kính vật kính của ống nhòm được tính theo mm. Ví dụ 1 chiếc ống nhòm mang thông số 10×42 thì tức là đường kính vật kính phía trước của ống nhòm là 42mm. Độ lớn của vật kính rất quan trọng vì ống nhòm có độ phóng đại càng lớn thì sẽ thu sáng càng nhiều, đồng nghĩa với việc khi mình quan sát thì hình ảnh sẽ nét hơn và tươi hơn. Tuy nhiên chúng ta phải cân nhắc cân bằng giữa 2 chỉ số về độ phóng đại và đường kính ống kính của ống nhòm để cho ra trường nhìn ổn định với khoảng cách phù hợp.

– Đường kính vật kính của ống nhòm quyết định độ tươi độ sáng của hình ảnh khi nhìn qua ống nhòm. Ví dụ giữa 2 chiếc ống nhòm 1 chiếc là 10×42 và 1 chiếc 10×50 đặc điểm chung 2 chiếc này đều có độ phóng đại 10x nhưng với đường kính ống kính 50mm thì khả năng thu sáng sẽ tốt hơn sẽ cho trải nghiệm xem tuyệt vời hơn.

– Như vậy, ống nhòm có đường kính vật kính càng lớn trường nhìn càng rộng và càng thu được nhiều ánh sáng cho hình ảnh quan sát sắc nét hơn, nhưng đường kính lớn cũng làm cho ống nhòm trở nên cồng kềnh và nặng hơn.

3- Lăng kính của ống nhòm

– Lăng kính được hiểu là bộ phận được thiết kế nằm bên trong ống nhòm giúp chunngs ta khi quan sát hình ảnh sẽ được thuận chiều như nhìn bằng mắt thường.

– Nguyên lí tạo ảnh của ống nhòm là dựa trên nguyên tắc phản xạ của ánh sáng khi gặp bề mặt lăng kính. Các tia sáng được bảo toàn trong quá trình truyền dẫn nên có độ thu sáng cao độ phân giải ảnh tốt.

4- Trường nhìn của ống nhòm

– Một điều khá quan trọng mà không thể thiếu khi chúng ta muốn nhìn rõ một vật gì đó nó còn liên quan đến trường nhìn, trường nhìn là khoảng nhìn, vùng nhìn khi đặt mắt vào ống nhòm, thông số này được đo trên chuẩn mực tiêu cách ống nhòm 1000 mét / yards. Thông số này biểu thị độ mở của ống nhòm tức là phần diện tích xung quanh ống nhòm có thể quan sát được mà không cần di chuyển ống nhòm, rất nhiều bạn hiểu nhầm thông số này là khả năng nhìn xa được của ống nhòm.

– Ví dụ như ống nhòm có trường nhìn 326/1000m thì tức là trong khoảng cách 1000m  thì ống nhòm có thể nhìn rộng ở pham vi. Ống nhòm có trường nhìn lớn sẽ cho bạn vùng nhìn rộng lớn, tầm nhìn xa hơn, màu sắc sẽ sáng và đậm màu hơn so với các ống nhòm có trường nhìn nhỏ.

5- Kết luận

– Khi tìm hiểu xem ống nhòm nhìn xa được bao nhiêu chúng ta cũng nên chú trọng đến đường kính vật kính của ống nhòm bởi đây là yếu tố quan trọng giúp cho hình ảnh sáng hơn nét hơn và giúp mắt chúng ta dễ nhìn được vật hơn. Ngoài ra, cần chú ý điều kiện quan sát và rèn luyện kỹ năng quan sát là bạn đã có thể quan sát tốt các đối tượng trong tầm ngắm với một ống nhòm đủ tiêu chuẩn chất lượng.

Lưu ý

– Không nên chọn những loại ống nhòm có độ phóng đại quá cao cũng như đường kính vật kính quá lớn, điều đó sẽ làm chúng ta cực kì khó nhìn và rất cồng kềnh khi di chuyển cũng như trọng lượng khá nặng.

– Chúc các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích khi đọc bài viết và lựa chọn được những loại ống nhòm tốt nhất để phục vụ cho công việc của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

zalo-icon
phone-icon