Chắc hẳn các bạn đã từng nghe đến những chiếc ống nhòm có khả năng nhìn được xuyên quần áo đúng không nào? Đã bao giờ bạn thắc mắc vì sao mà những chiếc ống nhòm có thể thực hiện được hay đưa ra những câu hỏi hoài nghi về nó rằng nó có thật hay chỉ là những tin đồn được thổi bùng lên? Vì thế bài viết này của ShopTech sẽ đi giúp các bạn làm rõ hơn được những thắc mắc, hoài nghi về vấn đề sự thật về các loại ống nhòm nhìn xuyên quần áo nhé.
1. Nguồn gốc của ống nhòm nhìn xuyên quần áo
Được bắt nguồn từ thời gian khá lâu (năm 2015) một nhóm những nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy. Điều này đã làm cho rất nhiều những nhà báo trong và ngoài nước phải tốn giấy mực về sự kiện này.
Điều cốt lõi để làm ra điều độc đáo này chính là tia terahertz hay tia T (một dạng thay thế bức xạ, có thể xuyên qua các vật liệu không dẫn điện, trừ nước hoặc kim loại) có bước sóng dài trong quang phổ điện từ, nằm giữa bức xạ hồng ngoại và bức xạ lò vi sóng. Nó yếu hơn tia X và do đó an toàn hơn. Chính vì vậy mà tác dụng của những chiếc ống nhòm đặc biệt này có thể giúp được người nhìn có thể thấy được xuyên một số thứ giống như những siêu anh hùng dùng tia X trong tưởng tượng.
Bức xạ tia X phát ra quá mạnh và độc hại, có thể gây đột biến tế bào, dẫn đến ung thư. Ngược lại, terahertz hay tia T có bước sóng dài trong quang phổ điện từ, nằm giữa bức xạ hồng ngoại và bức xạ lò vi sóng. Nó yếu hơn tia X và do đó an toàn hơn.
Mặc dù có thể nhìn xuyên qua quần áo, nhưng nó không gây tiết lộ “chi tiết cơ thể”, cũng không sinh ra bức xạ có hại với cơ thể như với các thiết bị an ninh dùng tia X truyền thống.
2. Trở ngại cho việc nghiên cứu ống nhòm nhìn xuyên quần áo
Các nhà khoa học đã nghiên cứu ra tia bức xạ terahertz trong nhiều thập kỷ. Điều này một phần đã nói lên được sự khó khăn trong việc nghiên cứu nó đúng không nào. Bởi lẽ việc nghiên cứu khó khăn vì những thiết bị được sử dụng để nghiên cứu thì rất cồng kềnh, nó có thể chiếm đến diện tích cả một căn phòng và cần nhiều những kỹ thuật viên có năng lực để có thể nghiên cứu và thực hành những thao tác phức tạp.
Bức xạ khi đi qua môi trường cực lạnh, có gắn thêm thiết bị cảm biến sẽ làm xáo trộn một số nguyên tử và giải phóng nhiệt. Lượng nhiệt sinh ra vô cùng nhỏ và chỉ có thể phát hiện trong môi trường cực lạnh.
Nhưng với nhóm của giáo sư Huang Zhiming tại Viện Vật lý Kỹ thuật Thượng Hải, Trung Quốc, dẫn đoàn có được cách thức để phát hiện và tiếp cận với tia T khác dễ dàng hơn. Họ tạo ra những môi trường tạm gọi là những chiếc “bẫy” (một chất bán dẫn kẹp giữa hai tấm kim loại) để thu lại tia T. Khi bức xạ va vào màng mỏng, nó tạo ra một làn sóng điện từ bất đối xứng. Sóng này sau đó hút các electron ra khỏi tấm kim loại để tạo ra dòng điện.
Theo như đánh giá của nhóm nghiên cứu thì thiết bị này chỉ nhỏ cỡ hạt gạo có thể dễ dàng gắn vào vật kính thông minh. Độ nhạy cảm không kém gì với loại máy lớn nhưng nó nhanh gấp 1.000 lần. Điều này tạo điều kiện giám sát tốt hơn và chính xác hơn rất nhiều.
Nhóm nghiên cứu của Huang vẫn còn gặp nhiều những trở ngại về kĩ thuật. Trong đó quan trọng là thiết bị nguồn. Hiện tại, các nhà khoa học chưa thể tìm ra thiết bị nguồn đủ nhỏ để tích hợp vào một đồ vật di động. Họ còn phải giải quyết vấn đề về nguồn điện, do việc tạo ra tia T cần rất nhiều năng lượng, vượt ngoài dung lượng của pin điện thoại thông minh. Tuy nhiên, đây cũng là một dự án đáng trông chờ trong tương lai gần của giới khoa học.
3. Thực sự cố ống nhòm nhìn xuyên không ?
Là một câu chuyện khá lâu, trước cả khi những nhà khoa học người Trung Quốc đã thông báo khi tìm ra tia T. Vào năm 1998, công ty điện tử khổng lồ mà quen thuộc với biết bao gia đình Việt Nam, SONY đã bất cẩn phát hành 700.000 máy quay với khả năng dễ dàng nhìn xuyên qua quần áo của người khác. Ngay sau đó, Sony đã nhận ra những hệ quả hãng gây ra, các máy quay đã bị thu hồi ngay lập tức.
Các máy quay có bề ngoài tương tự như các máy quay khác, nhưng được trang bị một ống kính sử dụng IR (hồng ngoại) cho phép người dùng chụp ảnh trong bóng tối, được gọi là Night Vision. Quần áo mỏng như đồ bơi sẽ trở trong suốt trước máy quay và ngay sau đó hình ảnh khỏa thân của nhiều phụ nữ đã được phổ biến trên internet.
Đây là một trong những điều khủng khiếp đối với nhà sản xuất ống nhòm, máy quay phim của nhà sản xuất SONY. Chính vì vậy nên nếu bây giờ cũng có những phát minh về ống nhòm xuyên quần áo thì nó chắc chắn sẽ không được tung ra thị trường như những cánh đàn ông tưởng tượng đâu nhé!
Như vậy thì mọi chuyện có lẽ đã được sáng rõ được phần nào về những chiếc ống nhòm xuyên quần áo rồi đúng không nào? Việc sử dụng ống nhòm nhìn xuyên chỉ được sử dụng trong quân sự để phục vụ với mục đích an ninh cao. Còn trong cuộc sống hằng ngày thì điều đó là không nên và bất lịch sự.
Hãy luôn luôn ủng hộ ShopTech để có thêm những bài viết hay và nhiều thông tin về ống nhòm chuyên dụng dành đến cho các bạn nhé!