Tìm hiểu về lịch sử ra đời kính thiên văn

Hoạt động quan sát của kính thiên văn ngày nay đóng vai trò hết sức quan trọng. Ngoài việc quan sát vị trí các ngôi sao đặc biệt mà kính thiên văn còn giúp cho loài người có cơ hội biết đến với các hành tinh mới ngoài vũ trụ. 400 năm trở lại đây, nhờ có sự phát triển của kính thiên văn mà các quan sát của con người đã tiến xa một cách vượt trội. Để có sự phát triển đáng kinh ngạc, thì đâu là nguồn cội của kính thiên văn. Chúng ta cùng tìm hiểu về lịch sử ra đời của kính thiên văn! Bạn có thể tham khảo nhiều dòng kính thiên văn của ShopTech ngay để có lựa chọn hợp lý hơn.

Người tìm ra được nguyên lí của kính thiên văn

Vào năm 1608 chiếc kính thiên văn đầu tiên đã được tạo ra. Chỉ là một phát hiện tình cờ khi đặt hai kính đồng trục giúp ông có thể quan sát vật ở xa một cách bình thường . Ông là một thợ kính người Hà Lan là Hans Lippershey.lich su ra doi kinh thien van

Bản phác thảo kính thiên văn Lippershey được tìm thấy 8/1609

Để tập trung nghiên cứu cải thiện loại kính mới này ông đã gác lại công việc thường ngày. Sau nhiều thử nghiệm cuối cùng Hans Lippershey đã cho ra đời “ Ống ma thuật của Lippershey”. Chiếc kính thiên văn này vào thời kì đó có số bộ gác khoảng từ 3-5.

Sự ra đời của nhiều loại kính thiên văn khác nhau

lich su ra doi kinh thien van

Sau đó, nhà vật lí người Ý Galileo đã cải tiến kính thiên văn Lipershey có độ phóng đại 30 lần. Nó được thiết kế dài 130cm, 2 thấu kính hội tụ có tiêu cự 120cm và 4-5cm. Chiếc kính thiên văn này đã mở ra trang mới cho lịch sử kính thiên văn và ngành khoa học vật lí thiên văn. Nhờ đó Galileo đã quan sát được sự lồi lõm trên Mặt Trăng, 4 vệ tinh xunh quanh sao Mộc…Và ông đã chống lại được quan điểm của nhà thờ cho rằng Trái Đất là trung tâm (cái rốn) của vũ trụ.

lich su ra doi kinh thien van Bản vẽ Mặt Trăng của Galileo

Nhà toán học Kepple đã tìm hiểu và cải tiến kính thiên văn của Galileo để mở rộng vòng quan sát ảnh . Và từ đó kính thiên văn Kepple ra đời. Hạn chế của nó là hình ảnh quan sát to nhưng lại bị mờ và màu sắc bị nhiễu.lich su ra doi kinh thien van

Nhờ đó mà thương số giữa tiêu cự của vật kính và thị kính (f1/f2) chính là bội giác của kính thiên văn. Với cải tiến quan trọng này mà thiên văn học bước vào cuộc chạy đua chế tạo kính thiên văn và khám phá Hệ mặt trời.

Ngay sau đó hàng loạt các hành tinh lớn được tìm ra. Năm 1655 đã tìm ra Titan-vệ tinh lớn nhất của sao Thổ. Năm 1665, Giovanni Cassini đã phát hiện ra Đốm đỏ lớn trên sao Mộc bằng kính thiên văn dài 10.7m

Dấu mốc quan trọng trong nền thiên văn học đó chính là phát minh của Newton vào năm 1668. Ông đã chế tạo thành công kính thiên văn phản xạ đầu tiên sử dụng gương cầu lõm. Kính thiên văn phản xạ cho ra hình ảnh có độ phân giải cao hơn khá nhiều so với kính thiên văn khúc xạ.lich su ra doi kinh thien van

Kính thiên văn khổng lồ đầu tiên

Chiếc kính thiên văn phản xạ khổng lồ đầu tiên là của nhà thiên văn Ai Len William Parsons. Nó có đường kính khoảng 1,8m , tiêu cự 17m. Phôi gương khi đúc dày gần 15cm và nặng hơn 4 tấn. Phát minh này giúp ông tìm ra các tinh vân, dạng xoắn ốc của một số thiên hà.lich su ra doi kinh thien van

Hiện nay có hàng ngàn các mẫu kính thiên văn ra đời với nhiều mục đích khác nhau. Từ ngắm nghiệp dư cho tới phục vụ nghiên cứu.

 

zalo-icon
phone-icon